PHỤ PHÍ TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG

PHỤ PHÍ TRONG VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

PHỤ PHÍ TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG

Trong vận chuyển quốc tế, bên cạnh phí vận chuyển thì còn có các loại phụ phí khác. Mà bên vận chuyển (công ty forwarder hoặc hãng tàu) thu của shipper và consignee. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi thuê dịch vụ Logistics hoặc thuê hãng vận chuyên. Cần đặc biệt lưu ý đến các loại phụ phí để tránh bị thu phụ phí không rõ lí do.

CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG MÁY BAY
CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG MÁY BAY

CÁC LOẠI PHỤ PHÍ TRONG VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ

Phụ phí địa phương (Local charge)

  • B/L fee (bill of lading fee): Phụ phí phát hành vận đơn B/L. khi nhận vận chuyển hàng hóa thì nhà vận chuyển sẽ phát hành B/L. Việc phát hành bill không chỉ là việc cấp một B/L rồi thu tiền mà còn bao gồm cả việc thông báo cho đại lý đầu nước nhập về B/L, phí theo dõi đơn hàng, quản lý đơn hàng.
  • D/O fee (delivery order fee): phí lệnh giao hàng, ứng với một b/l (bill of lading) thì sẽ có phí này phí giao lệnh có trong hàng nhập từ hàng FCL (full container load) , LCL (less than container load), hàng air và cả trong hàng bulk (rời). Phí này sẽ do consignee đóng đối với các incoterms (EXW, nhóm F, nhóm C, DAT) các terms còn lại sẽ do nhà xuất khẩu đóng. Phí này không chỉ là việc phát hàng một cái lệnh D/O thu tiền nó. Còn phải cả việc khai manifest, đi lấy lệnh (nếu có House B/L).
  • Cleaning fee: Phí vệ sinh container, container đóng rất nhiều loại hàng khác nhau và việc vệ sinh container là rất cần thiết để tránh việc ảnh hưởng của hàng đóng lần trước đến hàng đóng lần sau. Bên cạnh đó, đối với phí này thì một số hãng tàu thường không làm vệ sinh container nhưng vẫn. Thu phí này như một khoản lợi nhuận đặc biệt là các hãng tàu nội địa. Phí này người trả giống D/O fee.
  • CFS fee (Container freight station fee): Phí khai thác hàng lẻ (bao gồm: bốc xếp hàng từ cont sang kho hoặc ngược lại; phí lưu kho hàng lẽ, phí quản lý kho hàng).

Đối với hàng xuất khẩu:

– Sau khi bạn liên hệ với cảng để nhận container và kéo về kho riêng của bạn đóng hàng. Thông thường đối với hàng XK thì bạn sẽ được lấy container. Đem về kho để đóng hàng trước ngày tàu chạy ETD là 05 ngày. Điều này có nghĩa là bạn sẽ được miễn phí 05 ngày DEM và 05 ngày DET với điều kiện. Bạn trả container về bãi trước giờ closing time quy định để xuất theo lịch tầu dự kiến. Nếu sau 05 ngày bạn không trả container về bãi để xuất đúng lịch tầu đã book mà container để tại kho của bạn thì bạn sẽ phải thanh toán tiền lưu container tại kho (DET).
– Trong trường hợp bạn đóng hàng tại bãi của Cảng thì DET sẽ không bị tính và DEM cũng sẽ được tính như trường hợp trên.

Đối với hàng nhập khẩu:

– Sau khi bạn đã hoàn tất các thủ tục hải quan, nhập khẩu và muốn mang container về kho riêng để rút hàng thì container này sẽ được miễn phí lưu container tại cảng (DEM) và phí lưu bãi tại cảng (STORAGE) thông thường được các hãng tầu cho phép là 5 ngày kể từ ngày tầu cập cảng. Điều này có nghĩa là bạn sẽ được miễn phí 05 ngày DEM và 05 ngày STORAGE. Kể từ ngày thứ 06 trở đi thì bạn sẽ phải trả thêm phí DEM và STORAGE. Hay bạn sẽ phải trả phí DEM và DET nếu bạn đem hàng về kho riêng để dỡ hàng sau ngày quy định trên.

  • Phí niêm phong chì (Seal)
  • Phí soi chiếu an ninh (X-ray (Screening)
  • Phụ phí giảm thải lưu huỳnh (LSS – Low Sulphur Surcharge)

Bên cạnh các loại phụ phí địa phương local charges kể trên, chúng ta cũng cần lưu ý thêm những phí local charges được áp dụng vào từng thị trường cụ thể dưới đây:

  • Phí kê khai hàng vào Châu Âu (ENS – Entry Summary Declaration)
  • Phí truyền dữ liệu hải quan vào một số QG như US, CANADA, CHINA… (AMS – Automatic Manifest System)
  • Phí khai báo an ninh hàng vào Mỹ (ISF – Importer Security Filling)
  • Phí truyền dữ liệu hải quan vào Nhật Bản (AFR – Advance Filling Rules)
  • Phí truyền dữ liệu hải quan vào Trung Quốc (AFS – Advance Filling Surcharge)

Phụ phí tính vào cước vận chuyển

  • Phụ phí tăng giá cung (GRI – General Rate Increase): phụ phí của cước vận chuyển (chỉ xãy ra vào mùa hàng cao điểm).
  • Phụ phí nhiên liệu khẩn cấp (EBS – Emergency Bunker Surcharge)
  • Phụ phí cao điểm mùa vụ (PSS – Peak Season Surcharge): Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu.
  • Phụ phí phụ trội hàng nhập (CIC – Container Imbalance Charge)
  • Phụ phí nhiên liệu (BAF – Bunker Adjustment Factor): ở mỗi cảng hàng không khác nhau ở các nước khác nhau mức giá nhiên liệu khác nhau dẫn tới ảnh hưởng đến chi phí trong mỗi chuyến đi, chính vì vậy các airline phải thu lại khách hàng để cân đối chi phí vận chuyển cho họ.
  • Phụ phí giao hàng tại cảng ở Mỹ (DDC – Destination Delivery Charge)
  • Phụ phí qua kênh đào Panama (PCS – Panama Canal Surcharge)
  • Phụ phí qua kênh đào Suez (SCS – Suez Canal Surcharge)
  • Phí an ninh (SSC – Security Surcharge) – đường hàng không

Xem thêm:
Gửi bánh kẹo đi Nhật tiết kiệm chi phí

Vận chuyển thú cưng nội địa an toàn, nhanh chóng, tiết kiệm

Rate this post