TOP NHỮNG SÂN BAY LỚN NHẤT TẠI VIỆT NAM 2023

TOP NHỮNG SÂN BAY LỚN NHẤT TẠI VIỆT NAM 2023

Sân bay quốc tế Tân Sân Nhất

Sân bay quốc tế Tân Sân Nhất  (tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; IATA: SGN là tên viết tắt của Sài Gòn – Tân Sơn Nhất; ICAO: VVTS; trước 1975 được gọi là Phi trường Tân Sơn Nhứt) là sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam.

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với diện tích 850ha là sân bay lớn nhất Việt Nam về mặt diện tích cũng như công suất nhà ga (với công suất thiết kế năm 2018 là 28 triệu lượt khách/năm và quá tải khi lượng hành khách lên tới 38 triệu khách/năm, so với công suất hiện tại của sân bay Nội Bài là 20-25 triệu và diện tích 815 ha, sân bay Đà Nẵng là 13 triệu) và là sân bay có lượng khách lớn nhất Việt Nam.

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Sân Bay Quốc Tế Nội Bài

Sân Bay Quốc Tế Nội Bài (IATA: HAN, ICAO: VVNB). Tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài. Tên tiếng Anh: Noi Bai International Airport là cảng hàng không Quốc tế lớn nhất của miền Bắc Việt Nam. Phục vụ chính cho Thủ đô Hà Nội và vùng lân cận, thay thế cho sân bay Gia Lâm cũ. Sân bay Nội Bài là trung tâm hoạt động chính cho Vietnam Airlines. VietJet Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways và trước kia có Indochina Airlines, Air Mekong.

Sân bay có hai đường băng để cất cánh và hạ cánh cách nhau 250 m. Tàu bay không thể cất hạ cánh cùng một thời điểm trên cả hai đường băng: đường 1A dài 3.200 m, đường 1B dài 3.800 m. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế.

Theo thống kê, trung bình những ngày đầu tháng 6/2022. Sản lượng qua cảng đạt hơn 89.000 lượt khách/ngày, trong đó, khách quốc nội đạt 80.000. Khách quốc tế đạt 9.000 khách. Số chuyến bay đạt 565 lượt chuyến/ngày, trong đó, quốc nội đạt gần 450 lượt chuyến. Quốc tế đạt khoảng 115 lượt chuyến. Nội Bài trở thành 1 trong những sân bay lớn nhất Việt Nam.

Sân Bay Nội Bài
Sân Bay Nội Bài

 

Sân bay Quốc Tế Đà Nẵng

Sân bay Quốc Tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên và lớn thứ ba của Việt Nam. Nằm ở quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3 km. Với tổng diện tích khu vực sân bay là 842 ha. Trong đó diện tích khu vực hàng không dân dụng là 150 ha. Đây là điểm bay quan trọng của miền Trung Việt Nam và cả nước.

Tên giao dịch chính thức là Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng (Danang International Airport – DIA). Sân bay này trước đây do Tổng Công ty Cảng Hàng không Miền Trung. Hiện nay thuộc Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam, một doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải quản lí.

Sản lượng khách năm 2019 tại sân bay này là 15,5 triệu lượt khách. Đây là sân bay có lượng khách thông qua nhiều thứ 3 tại Việt Nam.

Sân bay Quốc Tế Đà Nẵng
Sân bay Quốc Tế Đà Nẵng

Sân bay Quốc tế Cam Ranh

Sân bay Quốc Tế Cam Ranh là sân bay dân sự chính phục vụ cho tỉnh Khánh Hòa và Nam Trung Bộ. Đến thời điểm năm 2012, sân bay này đã đạt lượng khách thông qua 1 triệu lượt/năm và 4.858.362 lượt khách . Vào năm 2016 và 8,5 triệu lượt khách năm 2018. Dự kiến sản lượng khách đạt 10 triệu lượt trong năm 2019. Sân bay có mã IATA: CXR và mã ICAO: VVCR

Đây là sân bay duy nhất tại Việt Nam có số lượng khách quốc tế cao hơn khách nội địa. Năm 2018 có lượng khách quốc tế chiếm đến 70% tổng lượng khách thông qua. Sân bay này có lượng khách thông qua nhiều thứ 4 tại Việt Nam.

Sân bay Cam Ranh
Sân bay Cam Ranh

Sân bay quốc tế Phú Quốc

Sân bay Quốc Tế Phú Quốc (IATA: PQC, ICAO: VVPQ). Tên chính thức: Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc là một sân bay mới được xây dựng xong giai đoạn 1 vào cuối tháng 11 năm 2012. Đã bắt đầu phục vụ các chuyến bay từ ngày 2 tháng 12 năm 2012. Mã sân bay IATA và mã sân bay ICAO lấy theo mã của sân bay Phú Quốc-Đông Dương .

Sân bay này tọa lạc tại xã tại Dương Tơ trên đảo Phú Quốc. Dự án do Tổng công ty cảng hàng không Miền Nam nay là Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam là chủ đầu tư xây dựng với khả năng tiếp nhận máy bay thân rộng đến 4 triệu hành khách/năm. Cảng đạt tiêu chuẩn sân bay quốc tế cho các loại máy bay hiện đại hoạt động. Đây là dự án sân bay quốc tế đầu tiên được triển khai tại Việt Nam theo hình thức 100% vốn đầu tư doanh nghiệp. Tổng vốn đầu tư hơn 16.200 tỷ đồng và được đầu tư theo các giai đoạn.

Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc sẽ là cảng hàng không quốc tế thứ 3 được xây dựng tại miền Nam Việt Nam. Từ ngày 2 tháng 12 năm 2012 đã thay thế hoàn toàn sân bay cũ vốn nằm cách vị trí xây dựng mới 10 km. Năm 2015. Sân bay này phục vụ 1.467.043 lượt khách, 3,4 triệu lượt khách năm 2018. Đây là sân bay có lượng khách thông qua nhiều thứ 5 tại Việt Nam.

Sân bay Phú Quốc
Sân bay Phú Quốc

Sân Bay Quốc Tế Phú Bài

Cảng hàng không Quốc Tế Phú Bài là sân bay phục vụ thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế. Mã của sân bay Phú Bài trong hệ thống du lịch IATA là HUI. Năm 2011, sân bay này đã phục vụ 5800 lượt chuyến bay hạ và cất cánh với tổng số 780.000 lượt khách. Năm 2015, sân bay này phục vụ 1,3 triệu lượt khách. Năm 2020 đạt 2 triệu lượt khách.

Nằm ở phía nam thành phố Huế cách trung tâm thành phố 15 km. Thuộc phường Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ – tỉnh Thừa Thiên Huế. Sân bay quốc tế Phú Bài hiện có đường băng dài 2700 m, rộng 45 m. Có đèn chiếu sáng phục vụ các chuyến bay đêm. Đây cũng được coi là 1 trong những sân bay lớn tại Việt Nam.

Sân bay Phú Bài
Sân bay Phú Bài

Sân bay quốc tế Vinh

Cảng hàng không quốc tế Vinh là sân bay quốc tế của Việt Nam ở xã Nghi Liên, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, có tọa độ 18°44’44’ ‘ vĩ Bắc, 105°39’50’ ‘ kinh Đông. Sân bay nằm cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 6–7 km.

Sân bay Quốc Tế Vinh có một đường cất hạ cánh dài 2400 m, rộng 45 m, bề mặt bê tông at-phan. Sân đỗ máy bay (apron) có diện tích 38.438 m² đáp ứng cho 7 vị trí đỗ máy bay. Thiết bị dẫn đường: Hệ thống đèn tiệm cận; đèn thềm; đèn cánh thềm; đèn giới hạn đường CHC. Đèn lề đường CHC; đèn lề đường băng

Năm 2019, sân bay quốc tế Vinh đạt 1.95 triệu hành khách thông quan và là 1 trong những sân bay lớn nhất Bắc Miền Trung.

Sân bay Vinh
Sân bay Vinh

Sân bay quốc tế Cát Bi

Sân bay quốc tế Cát Bi (IATA: HPH, ICAO: VVCI). Tên chính thức là Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, là một sân bay thuộc thành phố Hải Phòng. Sân bay nằm cách trung tâm thành phố 5 km.

Năng lực hiện tại: 1000 hành khách/giờ cao điểm 2-4 triệu lượt khách/năm. Nhà ga hành khách: diện tích 15.630m², với hai cao trình, 29 quầy làm thủ tục hàng không. Từ quầy số 1 đến quầy số 16: thủ tục hàng không nội địa, từ quầy số 17 đến quầy số 29: thủ tục hàng không Quốc tế. 6 cửa ra máy bay (2 cửa bằng ống lồng và 4 cửa bằng xe bus), 3 băng chuyền hành lý đến (2 băng chuyền hành lý nội địa, 1 băng chuyền hành lý quốc tế)

Thống kê năm 2018, sân bay quốc tế Cát Bi đạt 2,3 triệu khách thông quan.

Sân bay Cát Bi
Sân bay Cát Bi

Sân bay Liên Khương

Sân bay Liên Khương được xây dựng vào ngày 24 tháng 2 năm 1961 và từng là sân bay quốc tế lớn thứ hai ở miền Nam Việt Nam vào thời điểm đó. Hiện nay đây là sân bay lớn nhất vùng Tây Nguyên Việt Nam, nằm ngay cạnh Quốc lộ 20 và cách Đà Lạt – tỉnh lỵ tỉnh Lâm Đồng, đồng thời là trung tâm nghỉ mát nổi tiếng của vùng Tây Nguyên – chỉ có 28 km. Sân bay Liên Khương đang được đầu tư hơn 280 tỷ đồng để xây dựng một nhà ga mới đạt tiêu chuẩn quốc tế trong tương lai. Nhà ga mới của sân bay Liên Khương có hai tầng, với tổng diện tích sàn xây dựng là 12.400 m², được thiết kế theo hình ảnh hoa cúc quỳ, loài hoa đặc trưng của cao nguyên Lâm Đồng.

Cảng hàng không Liên Khương có một đường hạ cất cánh dài 3,250 mét, rộng 45 mét. Một đường lăn song song dài 2,404 m, rông 37 m. Một đường lăn dài 94 mét, rộng 19 mét. Sân đậu máy bay có diện tích 23.100 m² với 5 vị trí đậu cho máy bay ATR 72 và Fokker 70. Sân đậu ôtô có diện tích 1.478 m². Nhà ga hành khách có diện tích 1.000 m².

Năm 2019, sân bay Liên Khương đạt 2,34 triệu lượt hành khách thông quan.

Sân bay Liên Khương
Sân bay Liên Khương

Sân bay Buôn Ma Thuột

Sân bay Buôn Ma Thuột (IATA: BMV, ICAO: VVBM) là một sân bay hỗn hợp quân sự và dân sự tại thành phố Buôn Ma Thuột. Sân bay có đường băng dài 3000 m, rộng 45 m có thể tiếp nhận những máy bay tầm ngắn như ATR 72, Fokker 70, tầm trung như A320, A321, B767 và có đèn chiếu sáng phục vụ bay đêm.

Trước năm 1997, Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột có một đường hạ cất cánh với kích thước 1.800 mét x 30 mét được cải tạo từ tháng 7 năm 1997. Đường lăn nối giữa đường hạ cất cánh và sân đỗ máy bay với kích thước 250 m x 15 m được cải tạo từ tháng 1 năm 1997. Sân đỗ máy bay với kích thước 120m x 90m có thể tiếp nhận hai máy bay ATR 72 hoặc Fokker 70. Được cải tạo từ tháng 1 năm 1997. Nhà ga hành khách nằm sát sân đỗ máy bay được cải tạo từ năm 1995 với kích thước 24 m x 64 m. Đảm bảo tiếp nhận 120 hành khách/giờ.

Sân bay Buôn Ma Thuột
Sân bay Buôn Ma Thuột
Rate this post