Top 5 cảng biển lớn nhất Việt Nam

Top 5 cảng biển lớn nhất Việt Nam

Khái niệm

Việt Nam, với đường bờ biển dài hơn 3,200 km, là một trong những quốc gia có vị trí đắc địa trong lĩnh vực giao thương và vận tải biển
   
Theo khoản 1 Điều 73 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ khác. 
Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta biết top 5 cảng biển lớn nhất Việt Nam

Danh sách 5 cảng biển lớn nhất Việt Nam

1. Cảng Hải Phòng

Cảng Hải Phòng, nằm ở phía Bắc Việt Nam. Nó là một trong những cảng biển lớn và quan trọng nhất của đất nước. Cảng Hải Phòng không chỉ là trung tâm giao thương hàng hóa quốc tế. Mà còn là điểm nối quan trọng trong mạng lưới vận tải biển của khu vực Đông Nam Á.

Hiện nay, cảng Hải Phòng gồm 5 chi nhánh. Khu vực cảng có 21 cầu tàu với tổng chiều dài là 3.567m với độ sâu trước bến thiết kế từ -7,5m đến -9,4m. Tổng diện tích bãi container tại chi nhánh cảng Chùa Vẽ và Tân Vũ là 712.110m2 và 3.300 m2 cho kho CFS tại cảng Chùa Vẽ.

Là cảng biển có lưu lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất phía Bắc Việt Nam. Cảng Hải Phòng có khả năng tiếp nhận khoảng 10 triệu tấn/năm. Trong đó, chi nhánh Cảng Hoàng Diệu chiếm gần 60% lượng hàng hóa bốc xếp. Đồng thời, cỡ tàu lớn nhất có thể tiếp nhận đạt 40.000 DWT tại khu chuyển tải Lan Hạ và thấp nhất với 700DWT tại bến phao Bạch Đằng.

Cảng Hải Phòng
Cảng Hải Phòng

2. Cảng Vũng Tàu

    Cảng Vũng Tàu là một trong những cảng quan trọng nhất ở miền Nam Việt Nam. Đây là một cụm cảng có 4 khu vực bao gồm 10 cảng lớn phục vụ cho nhu cầu thương mại và kinh doanh dầu khí tại miền Đông Nam Bộ . Đồng thời, cảng Vũng Tàu là 1 trong 2 cửa ngõ quốc tế tại Việt Nam.
 
Ngày 10/4 vừa qua, việc tiếp nhận thành công tàu Yang Ming Wellhead trọng tải 160.000 tấn. Sức chở 14.000 TEU vào cập cảng tại cảng Tân Cảng – Cái Mép Thị Vải (CMTV). Chứng tỏ khả năng xử lý và dịch vụ xếp dỡ tàu container tại cảng Vũng Tàu nói chung.
Cảng Vũng Tàu
Cảng Vũng Tàu

3. Cảng Vân Phong

Cảng Vân Phong nằm ở xã Vân Thọ, huyện Vân Thành, tỉnh Khánh Hòa, miền Trung Việt Nam. Được coi là cảng biển tiềm năng và phát triển nhất tại Việt Nam.

Cảng Vân Phong có vị trí địa lý chiến lược, gần với các tuyến đường thủy quốc tế và cảng biển lớn như cảng Singapore và cảng Hong Kong.

Cảng trung chuyển quốc tế tại Việt Nam có khả năng tiếp nhận 5 triệu TEU/năm, với 8 bến cho tàu container có sức chở đến 12.000 TEU và 8 bến cho tàu feeder cùng tổng diện tích toàn cảng đạt 405 ha và tổng chiều dài bến lên đến 5.710m.

Cảng Vân Phong
Cảng Vân Phong

4. Cảng Quảng Ninh

Cảng Quảng Ninh là một trong những cảng biển quan trọng và phát triển nhất ở miền Bắc Việt Nam. Với vị trí địa lý chiến lược bên cạnh Vịnh Hạ Long – một trong những di sản thiên nhiên thế giới, cảng Quảng Ninh có vai trò quan trọng trong việc giao thương hàng hóa và du lịch biển.

Theo kế hoạch Bộ Giao thông vận tải, cảng Quản Ninh giữ vị trí thứ 2 về nhóm cảng biển quan trọng phía Bắc Việt Nam, sau Hải Phòng là vị trí trung tâm.
Cảng có tổng diện tích mặt bằng chiếm 154.700m2; tổng kho đạt 5400m2và bãi chứa container lên đến 49000m2.
Cảng Quảng Ninh
Cảng Quảng Ninh

5. Cảng Quy Nhơn

Bến cảng Quy Nhơn nằm ở trung tâm thành phố Quy Nhơn, tại vị trí điểm đầu của Quốc lộ 19, nối liền Quốc lộ 1A và Quốc lộ 14.
Luồng tàu và cầu cảng tại khu vực Cảng Quy Nhơn – Bến cảng Quy Nhơn có độ sâu tự nhiên. Hoàn toàn có khả năng tiếp nhận các loại tàu đa tải trọng lên đến con số 30.000DWT ra/vào bình thường và tàu 50.000 DWT (giảm tải).
Khu vực Cảng Quy Nhơn hiện cũng là cửa ngõ ra Biển Đông của khu vực này cũng như các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông hiện nay.
Cảng Quy Nhơn
Cảng Quy Nhơn
Xem thêm
5/5 - (1 bình chọn)