Tất tần tật về hóa đơn thương mại trong xuất nhập khẩu

Tất tần tật về hóa đơn thương mại trong xuất nhập khẩu

  • Bạn đang không rõ hóa đơn thương mại trong xuất nhập khẩu là gì?
  • Bạn có nhu cầu giao thương quốc tế nhưng lại không nắm rõ quy trình, thủ tục?
  • Bạn muốn tìm một đối tác tư vấn những vấn đề này?

Nếu vậy, xin chúc mừng bạn đã đến đúng nơi rồi đó. Hôm nay, Nội Bài Airport sẽ cùng các bạn giải đáp tất tần tật về chứng từ hóa đơn thương mại này nhé.

Hóa đơn thương mại là gì?

Hóa đơn thương mại

Hóa đơn thương mại là một loại tài liệu mà các nhà xuất khẩu phải có để chỉ rõ số tiền mà người nhập khẩu phải thanh toán và xác định giá trị hải quan, từ đó được dùng để tính toán thuế nhập khẩu. Nó thường sẽ được phát hành bởi nhà sản xuất hàng hóa.

Chức năng của hóa đơn thương mại

Commercial Invoice là một công cụ thanh toán quan trọng giữa người bán và người mua, người xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa.

  • Nó cũng là tài liệu cơ sở để tính toán giá trị thuế xuất nhập khẩu
  • Đối chiếu thông tin với các tài liệu khác trong quá trình thực hiện hợp đồng và các thủ tục xuất nhập cảnh
  • Là minh chứng cho số tiền giao dịch lô hàng giữa hai bên
  • Là tài liệu pháp lý làm cơ sở cho những tranh chấp phát sinh sau này

Nội dung của hóa đơn

Hóa đơn thương mại
Thông tin của Người mua (Buyer/Importer) bao gồm:
  • Địa chỉ
  • Email
  • Số điện thoại
  • Fax
  • Tên công ty
  • Người đại diện
  • Thông tin tài khoản ngân hàng
  • Điều kiện thanh toán
Thông tin của Người bán (Seller/Exporter) thường tương tự như thông tin của Người mua.
Số hóa đơn là một số duy nhất theo bên bán quy định.
Ngày phát hành được xác định dựa trên thông lệ thương mại quốc tế, thường là sau khi hợp đồng được ký kết và trước ngày xuất khẩu hàng hóa, nhằm phù hợp với các chứng từ xuất khẩu như vận đơn (Bill of Lading) hoặc ngày giao hàng đến đơn vị vận chuyển.
Phương thức thanh toán (Terms of Payment) 
  • T/T (chuyển khoản ngân hàng), L/C (thanh toán bằng chứng từ)
  • D/A (thanh toán chậm sau khi nhận hàng)
  • D/P (thanh toán chậm sau khi nhận chứng từ).
Thông tin về hàng hóa 
  • Tên hàng
  • Số khối
  • Tổng số lượng
  • Số kiện hàng, thường được ghi bằng các đơn vị như bao, chiếc, cái, thùng để người mua có thể tính toán số tiền cần thanh toán.
Nước xuất xứ của hàng hóa được ghi để truy xuất nguồn gốc hàng hóa từ quốc gia nào, ví dụ như Việt Nam, Trung Quốc.
Tổng tiền (Amount) là tổng trị giá của hóa đơn, thường được ghi bằng cả chữ và số, cùng với mệnh giá của đồng tiền thanh toán.
Điều kiện Incoterms sẽ được ghi kèm với địa điểm cụ thể của bên xuất khẩu để xác định trách nhiệm và chi phí vận chuyển.

Các lưu ý

  • Thông tin không đầy đủ, không chính xác hoặc không cập nhật
  • Các thông tin về số lượng, mô tả hoặc đơn vị tính của hàng hóa không chính xác
  • Số Invoice không chính xác hoặc trùng lặp
  •  Ngày Invoice không đảm bảo phù hợp với quy định và điều kiện của hợp đồng
  • Việc không xác định rõ điều kiện giao hàng và trách nhiệm của mỗi bên
  • Không rõ ràng về các điều khoản thanh toán và phương thức thanh toán

Xem thêm:

  1. Thủ tục nhập khẩu điện thoại di động
  2. Chuyển phát nhanh mứt khô từ Hải Phòng đi Úc
  3. Dịch vụ khai hải quan hàng cargo tại NCTS
Rate this post