Nội Dung
Hình thức tạm nhập tái xuất hàng hóa
- Bạn đang băn khoăn không biết hình thức tạm nhập tái xuất hàng hóa là gì?
- Bạn không biết những mặt hàng nào được cho phép tạm nhập tái xuất?
- Bạn không nắm rõ quy trình thủ tục tạm nhập tái xuất?
Nếu vậy thì bạn đã đến đúng nơi rồi đó. Trong bài viết này, hãy cùng Nội Bài Express giải đáp tất tần tật thắc mắc của bạn nhé.
Tạm nhập tái xuất hàng hóa là gì?
Đây là một loại thủ tục tạm nhập hàng hóa vào một quốc gia với mục đích cụ thể, thường là để tham gia vào một loạt các hoạt động như triển lãm, sửa chữa, hoặc chế biến, và sau đó xuất khẩu trở lại quốc gia ban đầu hoặc một quốc gia khác.
Quy trình này cho phép hàng hóa được nhập vào một quốc gia mà không phải trả thuế hoặc các loại phí nhập khẩu, với điều kiện rằng hàng hóa đó sẽ được xuất khẩu hoặc “tái xuất” ra khỏi quốc gia đó trong một khoảng thời gian cụ thể. Điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và giảm bớt thủ tục hải quan khi họ cần thực hiện các hoạt động như trưng bày hàng hóa, sửa chữa tại một quốc gia khác.
Đặc điểm của hàng hóa tạm nhập tái xuất
Hàng hóa tạm nhập sẽ không chịu thuế, trừ khi tạm nhập theo hình thức thuê mượn, khi đó sẽ phải thanh toán phí thuê mượn cho đầu nước ngoài. Thuế nhập khẩu sẽ được tính dựa trên mã HS của hàng hóa như khi nhập khẩu kinh doanh bình thường. Hàng hóa không chịu thuế VAT.
Hàng nào được coi là tạm nhập tái xuất?
– Hàng được cho mượn để giới thiệu sản phẩm (cần có hợp đồng với cụ thể thời gian, mục đích)
– Hàng có xuất xứ Việt Nam cần tái nhập để bảo hành cho khách (yêu cầu hợp đồng mua bán)
– Hàng cần đem đi triển lãm rồi nhập về (phải có minh chứng cụ thể về giấy mời, hợp tác,…)
– Hàng thuê có thời hạn (phải có hợp đồng cho thuê – ghi rõ thời hạn thuê).
– Hàng nhập vào với mục đích kiểm tra chất lượng (Cần phải chắc chắn tái nhập về nếu kiểm tra đạt / không đạt)
Chứng từ cần thiết cần chuẩn bị
- Hợp đồng mua bán, sửa chữa, thuê như đã nói ở trên
- Hóa đơn thương mại được cung cấp từ công ty người gửi. Giá trị hàng hóa tùy trường hợp, có thể là 100% giá trị nếu hàng mới mua chưa sử dụng hay hàng đem đi triển lãm, hoặc chỉ còn 10-20% giá trị ban đầu do có khấu hao sử dụng.
- Phiếu đóng gói
- Công văn xin tạm nhập – tái xuất
- Tờ khai tạm nhập
- Vận đơn vận tải
Lưu ý khác
Các bước làm thủ tục tạm nhập tái xuất
- Phân biệt và lựa chọn cách thức phù hợp giữa LCL và FCL
- Những món đồ nên hút chân không khi gửi đi nước ngoài
- Có gì trong vận đơn hàng không?