Các chứng từ trong xuất, nhập khẩu bằng đường hàng không

Các chứng từ trong xuất, nhập khẩu bằng đường hàng không

  • Bạn đang có nhu cầu xuất, nhập khẩu bằng đường hàng không?
  • Bạn đang không nắm rõ quy trình, giấy tờ liên quan?
  • Bạn đang tìm một đơn vị tư vấn thủ tục xuất, nhập khẩu bằng đường hàng không?

Nếu vậy thì bạn đã đến đúng nơi rồi đó. Hôm nay hãy cũng Nội Bài Express tìm hiểu tất tần tật về các chứng từ liên quan đến dịch vụ này nhé.

Dịch vụ xuất, nhập khẩu bằng đường hàng không

Xuất nhập khẩu bằng đường hàng không là quá trình chuyển giao hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia thông qua việc sử dụng phương tiện vận chuyển hàng không, chẳng hạn như máy bay.

Trong quá trình xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, có nhiều chứng từ quan trọng được sử dụng để đảm bảo tính minh bạch, an toàn và hiệu quả của quá trình vận chuyển.

Vận đơn hàng không Airway Bill

Airway Bill (AWB) là một trong những chứng từ quan trọng nhất trong vận tải hàng không. Đây là một loại vận đơn chứng nhận việc hãng vận chuyển hàng không đã nhận và cam kết vận chuyển hàng hóa từ nơi xuất phát đến nơi đến được ghi trên vận đơn. Dưới đây là một số điểm quan trọng về Airway Bill:
  • Master Airway Bill
Đây là vận đơn hãng vận chuyển hàng không phát hành. MAWB chứa thông tin về toàn bộ lô hàng, từ điểm xuất phát đến điểm đến thông qua đường hàng không.
  • House Airway Bill

Nếu người gửi uy thác cho Fowarder xử lý lô hàng của mình, đây sẽ là vận đơn mà Fowarder gửi cho họ.

Thông tin trên Airway Bill bao gồm

  • Nội dung trên mặt trước của vận đơn hàng không thường có các nội dung như sau:
    • Số vận đơn (AWB number)
    • Sân bay xuất phát (Airport of departure)
    • Người nhận hàng (Consignee)
    • Người gửi hàng (Shipper)
    • Ðại lý của người chuyên chở (Issuing carrier’s agent)
    • Tuyến đường (Routine)
    • Tiền tệ (Currency)
    • Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn (Issuing carrier’s name and address)
    • Thông tin thanh toán (Accounting information)
    • Mã thanh toán cước (Charges codes)
    • Cước phí và chi phí (Charges)
    • Giá trị kê khai vận chuyển (Declare value for carriage)
    • Giá trị khai báo hải quan (Declare value for customs)
    • Thông tin làm hàng (Handing information)
    • Số tiền bảo hiểm (Amount of insurance)
    • Số kiện (Number of pieces)
    • Ô dành cho người chuyên chở (Carrier of execution box)
    • Các chi phí khác (Other charges)
    • Cước và chi phí trả trước (Prepaid)
    • Cước và chi phí trả sau (Collect)
    • Ô ký xác nhận của người gửi hàng (Shipper of certification box)
    • Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến (For carrier of use only at destination)
    • Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên chở (Collect charges in destination currency, for carrier of use only).

Chức năng của Airway Bill

  • Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hóa
  • Là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng
  • Là giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không
  • Là hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình chuyên chở hàng hóa

Bảng kê khai hàng hóa

Bảng kê khai hàng hóa là một tài liệu quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu, giúp mô tả chi tiết về các loại hàng hóa được vận chuyển. Dưới đây là một số thông tin quan trọng mà một bảng kê khai hàng hóa thường bao gồm:
   – Tên và địa chỉ của người gửi (xuất khẩu).
   – Tên và địa chỉ của người nhận (nhập khẩu).
   –  Loại và mô tả chi tiết về từng loại hàng hóa.
   – Số Lượng: Số lượng các đơn vị (thùng, kiện, hộp, v.v.).
   – Trọng Lượng: Trọng lượng của hàng hóa, thường được đo trong đơn vị như kilogram (kg) hoặc pound (lb).
   – Giá trị của hàng hóa, thường được tính trong đơn vị tiền tệ cụ thể.
   – Chữ ký của người kê khai và ngày kê khai tài liệu.
Bảng kê khai hàng hóa có vai trò quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu. Nó giúp hải quan, các đơn vị vận chuyển, và bên liên quan khác theo dõi và kiểm soát lô hàng, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết để xử lý thủ tục xuất nhập khẩu một cách chính xác và hợp pháp.

Chứng nhận xuất xứ C/O

Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O) là một tài liệu quan trọng trong quá trình xuất khẩu, xác nhận rõ ràng nơi xuất xứ của hàng hóa. Dưới đây là một số điểm quan trọng về Chứng nhận xuất xứ:
Chứng nhận xuất xứ được sử dụng để chứng minh nơi xuất xứ của hàng hóa và có thể được yêu cầu bởi cảng hải quan, ngân hàng, người nhập khẩu, hoặc các đối tác thương mại quốc tế.
Chứng nhận xuất xứ thường được yêu cầu để áp dụng các mức thuế quan ưu đãi hoặc miễn thuế theo các hiệp định thương mại.

Nội dung C/O

  •  Mô tả chi tiết về loại hàng hóa, số lượng, giá trị, và các thông số kỹ thuật liên quan.
  •  Nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.
  • Chứng nhận xuất xứ thường được ký xác nhận bởi cơ quan chứng nhận chính thức của quốc gia xuất khẩu.
  • Chứng nhận xuất xứ giúp đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ các quy định thương mại quốc tế. Quy trình chứng nhận xuất xứ thường phải tuân theo các quy định và tiêu chuẩn của cơ quan chứng nhận và các hiệp định thương mại quốc tế mà quốc gia tham gia.

Chứng nhận hun trùng

Giấy này sẽ được cấp sau khi hàng hóa đã được cơ quan kiểm dịch y tế bơm thuốc khử côn trùng. Việc sử dụng giấy chứng thư hun trùng này sẽ giúp bảo vệ , làm sạch và khử hết các loại vi khuẩn mối mọt trên các khoang tàu thuyền khi vận chuyển đường biển. Loại hóa chất chính được sử dụng để khử hun trùng là Bromide.

Không phải mặt hàng nào cũng cần có chứng từ Fumigation Certificate. Các loại hàng hóa có yêu cầu bao gồm:

– Hàng hóa có nguồn gốc là chất hữu cơ bao gồm: gạo , chè, cà phê, tiêu,..

– Hàng hóa có nguồn gốc từ gỗ như các đồ thủ công mỹ nghệ, bàn ghế, đồ trang trí bằng mây, tre,..

– Các sản phẩm đóng gói từ gỗ như pallet gỗ, kiện gỗ

Các chứng từ khác

Tùy vào từng loại mặt hàng cũng như yêu cầu của các bên mà sẽ có những chứng từ khác nhau. Vì vậy, khi làm việc với các đối tác quốc tế, các bạn nên xem xét kĩ yêu cầu cũng như quy định xuất, nhập khẩu của các nước.

Xem thêm:

 

 

Rate this post