Nội Dung
Xuất khẩu bằng đường hàng không: Hiểu rõ dịch vụ, đặc điểm và lưu ý quan trọng
Xuất khẩu bằng đường hàng không là gì?
Ưu điểm của đường hàng không
- Đường hàng không cung cấp tốc độ chuyển phát nhanh nhất so với các phương tiện vận chuyển khác,
- Hàng hóa được theo dõi chặt chẽ và có hệ thống bảo mật cao, giảm rủi ro mất mát hoặc hư hại.
- Dịch vụ chuyên nghiệp, dịch vụ đảm bảo an toàn nhất
Nhược điểm của đường hàng không
- Dịch vụ hàng không có chi phí cao hơn so với các phương tiện vận chuyển khác
- Hạn chế về khối lượng và kích thước của hàng hóa có thể làm tăng chi phí nếu phải sử dụng nhiều không gian hơn.
- Các yếu tố thời tiết, như bão và tình trạng khẩn cấp, có thể ảnh hưởng đến lịch trình vận chuyển.
Quy trình xuất khẩu bằng đường hàng không
Bước 1: Xin giấy phép xuất khẩu
- Trường hợp 1: Không phải xin giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ thông thường, được sự cho phép của cơ quan ban ngành.
- Trường hợp 2: Bắt buộc phải xin giấy phép xuất khẩu, với những hàng hóa thuộc diện quản lý đặc biệt của chính phủ. Chẳng hạn như gỗ, cổ vật, vật liệu nổ, … thì phải xin giấy phép của bộ ngành quản lý.
Bước 2: Chuẩn bị hàng hóa
Theo lịch trình đã thỏa thuận, bạn giao hàng cho người chuyên chở, kèm theo chỉ dẫn cần thiết để người họ giao cho hãng hàng không.
Bước 3: Làm thủ tục hải quan và giao hàng tại nước nhập khẩu
Tại cảng hàng không nước nhập khẩu, đại lý của người chuyên chở sẽ liên hệ và phối hợp với người nhập khẩu để làm các thủ tục nhập khẩu cho lô hàng.
Bước 4: Chuẩn bị thanh toán
Đây là một bước rất quan trọng trong quá trình giao dịch. Những vướng mắc trong vấn đề thanh toán thường mang lại rủi ro cao cho nhà xuất khẩu. Khi xuất khẩu, người bán sẽ phải chịu rủi ro khi xuất khẩu. Chẳng hạn, như hàng hóa bị hư, hỏng, thất lạc. Người nhận không chịu thanh toán, thanh toán chậm trễ,…
Những câu hỏi thường gặp khi xuất nhập khẩu bằng đường hàng không
Tôi nên lưu ý gì khi xuất nhập khẩu bằng đường hàng không?
- Đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xuất nhập khẩu.
- Kiểm tra kỹ lưỡng về hạn chế khối lượng và kích thước để đảm bảo phù hợp với yêu cầu của đường hàng không.
- Chuẩn bị kĩ càng làm thủ tục hải quan
Trọng lượng tính cước theo đường hàng không sẽ được tính như sau:
- Vận chuyển nội địa: Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao (cm) / 6000
- Vận chuyển quốc tế: Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao (cm) / 5000
Trong đó:
- Chiều dài, chiều rộng và chiều cao là các đơn vị thể tích
- Chỉ số 6000, 5000 là các số cố định đã được quy ước chung
Ai là những người cần sử dụng dịch vụ xuất nhập khẩu bằng đường hàng không?
Chi phí xuất nhập khẩu bằng đường hàng không ra sao?
Những chứng từ cần chuẩn bị khi xuất nhập khẩu bằng đường hàng không là gì?
Tùy từng điều kiện mà thủ tục có thể yêu cầu nhiều chứng từ khác nhau. Các bạn hãy liên hệ với bên đối tác và tìm hiểu quy định Việt Nam để biết được rõ chi tiết nhất nhé. Thông thường, các chứng từ sẽ bao gồm:
- Hóa đơn thương mại.
- Bản kê khai chi tiết hàng hóa
- Giấy chứng nhận xuất xứ
- Phiếu đóng góp
- Lược khai hàng hóa
- Và các chứng từ cần thiết khác theo yêu cầu của nước xuất nhập khẩu
Xem thêm:
- Lưu ý khi xuất khẩu nông sản sang Châu Âu
- Dịch vụ khai báo hải quan hàng cargo tại TCS
- Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tại Việt Nam