Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa

  • Các bạn đang không biết thủ tục xin giấy phép nhập khẩu
  • Bạn không biết mặt hàng nào cần chứng từ này?
  • Bạn muốn tìm đơn vị hỗ trợ xin giấy phép nhập khẩu nhưng lại không biết ở đâu?

Vậy bạn đã đến đúng nơi rồi đó. Hôm nay, hãy cùng Nội Bài Express tìm hiểu về giấy phép nhập khẩu hàng hóa nhé.

Giấy phép nhập khẩu hàng hóa là gì?

Xin phép nhập khẩu hàng hóa

Giấy phép nhập khẩu là một tài liệu chính thức được cấp bởi cơ quan chính phủ của quốc gia nhập khẩu để cho phép một doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia ngoại. Giấy phép này thường được yêu cầu để kiểm soát và quản lý quá trình nhập khẩu, đảm bảo tuân thủ các quy định và điều kiện nhập khẩu cụ thể của quốc gia đó.

Các thông tin thường thấy bao gồm

  • Thông tin về Người Nhập Khẩu: Tên và thông tin liên hệ của doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân nhập khẩu.
  • Thông Tin Về Hàng Hóa: Mô tả chi tiết về các loại hàng hóa được nhập khẩu, số lượng, trọng lượng, giá trị, và các thông số kỹ thuật quan trọng khác.
  • Mục đích nhập khẩu hàng hóa
  • Thời hạn có hiệu lực

Những mặt hàng nào cần xin giấy phép?

.1. Súng bắn dây.

2. Hàng hóa do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.

3. Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan:

a. Muối.

b. Thuốc lá nguyên liệu.

c. Trứng gia cầm.

d. Đường tinh luyện, đường thô.

4. Hóa chất. Tiền chất sử dụng trong công nghiệp

5. Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.

6. Nguyên liệu thuốc lá, sản phẩm thuốc lá, giấy vấn điếu thuốc lá; máy móc, thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá và phụ tùng thay thế.

II.  Hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Giao Thông Vận Tải

1.      Pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải.

III. Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

1.      Thuốc thú y và nguyên liệu sản xuất thuốc thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu.

2.      Chế phẩm sinh học, vi sinh học,

3.      Thuốc bảo vệ thực vật

4.      Giống vật nuôi ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam

5.      Giống cây trồng, sinh vật sống thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam

6.      Giống thủy sản, thủy sản sốnG

Hồ sơ cần thiết để xin giấy phép nhập khẩu

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.
  • Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
  • Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu

Mẫu đơn xin phép
  • Khách gửi 1 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ hoặc các cơ quan có thẩm quyền tương đương
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc các bạn phải hoàn thiện.
  • Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. Bạn sẽ nhận được giấy phép
  • Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không dài hơn thời gian cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Tại sao cần xin phép chứng từ này?

  • Đảm bảo rằng các hàng hóa được chấp nhận chỉ khi chúng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn của quốc gia.
  • Đảm bảo rằng người tiêu dùng sẽ không phải đối mặt với những rủi ro đối với sức khỏe và an toàn.
  • Cơ sở để xác định mức thuế nhập khẩu và các loại thuế khác mà doanh nghiệp hoặc cá nhân phải trả. Nó giúp chính phủ quản lý thu nhập từ hoạt động nhập khẩu.
  • Theo dõi xuất xứ và nguồn gốc của hàng hóa.
  • Quy định trong giấy phép có thể liên quan đến các tiêu chuẩn môi trường, giúp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động nhập khẩu đối với môi trường.

Xem thêm:

Rate this post