HÀNG RỜI VÀ PHÂN LOẠI

Hàng rời và phân loại hàng rời

Khái niệm và phân loại

  • Nhóm 1: Hàng rời rắn được tạo thành từ các phần tử nhỏ, hạt nhỏ hoặc hàng khô. Lương thực, bột mì và các loại hàng rời khác có thể được chở với số lượng lớn trên tàu.
  •  Nhóm 2: hàng rời lỏng bao gồm dầu thô, nước, hóa chất, xăng dầu và các vật liệu khác được vận chuyển bằng tàu thủy, tàu hỏa hoặc tanker được đảm bảo an toàn.

Thủ tục Hải quan với hàng rời

Đối với hàng rời khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu ra vào Việt Nam cần phải thực hiện các thủ tục Hải quan đầy đủ, bao gồm các quy trình như sau

         Bước 1: Khai và nộp tờ khai Hải quan.

Hàng hóa khi về đến cảng, hoặc cửa khẩu cần thực hiện khai báo Hải quan.

Tờ khai Hải quan được lập theo mẫu quy định. Trước đây viết tay theo mẫu in sẵn. Phần lớn các Chi cục đã chuyển sang khai và nộp tờ khai theo hình thức Hải quan điện tử. Các tổ chức, công ty hoặc cá nhân có hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ tiến hành hàng khai hải quan trên hệ thống VINACCS/VSIS.

     Bước 2: Lấy kết quả phân luồng.

Kết quả phân luồng hàng hóa trên hệ thống sẽ có 3 luồng xanh vàng và đỏ, với mỗi luồng người khai sẽ phải chuẩn bị các thủ tục về hồ sơ và hàng hóa riêng để được thông quan, cụ thể.

        1. Luồng xanh:

  • Trong trường hợp số thuế nộp bằng 0. Hệ thống sẽ tự động cấp phép thông quan trong khoảng ba giây và gửi cho người khai “Quyết định thông quan ” và “Thông báo nộp phí, lệ phí “. Người nhập khẩu có thể trực tiếp đến cảng và nhận hàng về
  • Khi số thuế phải nộp không bằng 0. Hệ thống sẽ kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức và bảo lãnh khi thực hiện khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn số tiền thuế phải đóng. Chủ hàng nhập khẩu được miễn phí kiểm tra thực tế hàng hóa

        2. Luồng vàng:

chủ hàng sẽ  phải chuẩn bị bồ hồ sơ giấy để nộp cho cơ quan Hải quan. Chỉ kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

        3. Luồng đỏ:

Phản hồi của hệ thống về địa điểm, hình thức và mức độ kiểm tra thực tế của hàng hóa cho người khai. Ngoài ra, chủ hàng phải chuẩn bị hàng hóa để đưa vào khu kiểm tra để cơ quan hải quan kiểm tra kiểm tra thực tế.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị sẽ bao gồm các loai giấy tờ và chứng từ sau:

–        Tờ khai hàng hóa xuất/ nhập khẩu

–        Hóa đơn thương mại (trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán)

–        Vận tải đơn

–        Giấy phép nhập khẩu nếu hàng thuộc diện cần phải có giấy phép nhập khẩu.

–        Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo của cơ quan kiểm tra chuyên ngành

–        Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ đến công ty của chúng tôi để nhận được sự tư vấn sớm nhất !!!

Dịch vụ chuyển phát nhanh

SCM – PHẦN MỀM QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG THỜI ĐẠI 4.0

 

 

 

Rate this post