FCA là gì? Hướng dẫn sử dụng chi tiết theo Incoterms 2020

FCA là gì? 

FCA (viết tắt bởi cụm từ: Free Carrier, nghĩa là: Giao hàng cho người chuyên chở) là thuật ngữ trong thương mại quốc tế quy định cụ thể các nghĩa vụ, chi phí và rủi ro tương ứng liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua theo tiêu chuẩn Incoterms do Phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) công bố.

Theo điều kiện FCA, giao hàng cho người chuyên chở có nghĩa là hàng hóa được giao cho người mua bằng hai cách: 1) Hàng hóa sẽ được giao khi chúng được xếp lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định đến lấy hàng; hoặc 2) Hàng hóa sẽ được giao khi chúng được đặt dưới quyền định đoạt của người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định và trên phương tiện vận tải của người bán chở đến nơi giao hàng, sẵn sàng để dỡ xuống.

Hướng dẫn sử dụng điều kiện FCA – Incoterms 2020 

1. Về phương thức vận tải

Điều kiện này sẽ được sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương tiện vận tải tham gia.

2. Chuyển giao hàng hóa và rủi ro

Giao hàng cho người chuyên chở có nghĩa là hàng hóa được giao cho người mua bằng hai cách:

Cách thứ nhất, khi mà nơi giao hàng là cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ được giao khi chúng được xếp lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định đến lấy hàng.

Cách thứ hai, khi mà nơi giao hàng không phải cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ được giao khi chúng được đặt dưới quyền định đoạt của người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định và trên phương tiện vận tải của người bán chở đến nơi giao hàng, sẵn sàng để dỡ xuống.

3. Nghĩa vụ thông quan xuất/ nhập khẩu

Điều kiện FCA yêu cầu người bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, nếu cần. Tuy nhiên người bán không có nghĩa vụ phải thông quan nhập khẩu hoặc thông quan khi quá cảnh tại nước thứ ba mà hàng hóa phải đi qua, không phải trả thuế nhập khẩu hoặc chi phí làm thủ tục thông quan nhập khẩu.

4. Vận đơn với dấu On-Board trong mua bán FCA

FCA là điều kiện có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia. Giả sử hàng hóa được một người giao nhận nhận hàng tại Las Vegas, sẽ không thể có một vận đơn On-board được phát hành bởi người chuyên chở từ Las Vegas, bởi lẽ thành phố này không có cảng biển nên tàu chuyên chở không thể cập bến để lấy hàng.

Cách thể hiện Incoterms FCA trên hợp đồng ngoại thương 

Cách thể hiện điều kiện FCA trên hợp đồng ngoại thương: FCA [Địa điểm giao hàng] Incoterms 2020

Ví dụ: FCA 123 Nguyen Van Linh, District 7, Ho Chi Minh, Viet Nam Incoterms 2020

Nghĩa vụ người bán

1. Giao hàng

Người bán phải giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định tại địa điểm chỉ định, nếu có, tại nơi giao hàng chỉ định.

Người bán phải giao hàng trong ngày giao hàng đã định hoặc trong khoảng thời gian giao hàng đã định hoặc tại một thời điểm nằm trong khoảng thời gian này được người mua thông báo.

2. Chuyển giao rủi ro

Người bán phải chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng đối với hàng hóa đến khi hàng hóa được giao , trừ những trường hợp mất mát hay hư hỏng.

3. Vận tải

Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc kí kết hợp đồng vận tải. Tuy nhiên, người bán, nếu người mua yêu cầu, do người mua chịu rủi ro và phí tổn, phải giúp đỡ người mua lấy các chứng từ và thông tin kể cả thông tin an ninh mà người mua cần để tổ chức việc vận chuyển hàng hóa.

4. Bảo hiểm

Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, người bán phải cung cấp cho người mua nếu người mua yêu cầu và chịu rủi ro chi phí, những thông tin người mua cần để mua bảo hiểm.

5. Chứng từ giao hàng/ vận tải

Người bán, bằng chi phí của mình, phải cung cấp cho người mua những bằng chứng thông thường về việc hàng hóa đã được giao .

Người bán phải giúp đỡ người mua nếu người mua yêu cầu, với rủi ro và chi phí do người mua chịu, lấy chứng từ vận chuyển hàng hóa cho người mua.

Nếu người mua đã chỉ thị cho người chuyên chở phát hành cho người bán chứng từ vận tải thì người bán sau đó cũng sẽ phải cung cấp lại chứng từ đó cho người mua.

6. Kiểm tra- Đóng gói, bao kì – Ký mã hiệu

Người bán cần phải trả các chi phí về việc kiểm tra (như kiểm tra chất lượng, cân, đo, đếm) cần thiết để giao hàng.

Người bán phải đóng gói hàng hóa và chịu chi phí về việc đó trừ khi thông lệ của ngành hàng quy định cụ thể hàng hóa được gửi đi không cần đóng gói.

Người bán có thể đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa phù hợp với phương thức vận tải, trừ khi hai bên đã đồng ý cụ thể về cách đóng gói hàng và ký mã hiệu khi hợp đồng được ký kết.

7. Thông báo cho người mua

Người bán phải thông báo cho người mua bất ki thông tin nào cần thiết để tạo điều kiện cho người mua có thể nhận hàng theo như mục A2 hoặc báo cho người mua biết kịp thời việc người vận tải hoặc người khác do người mua chỉ định đã không nhận được hàng trong thời gian quy định.

Nghĩa vụ người mua

1. Nhận hàng

Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao theo mục A2.

2. Chuyển giao rủi ro

Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay hỏng hóc hàng hóa từ thời điểm hàng được giao .

Nếu:

a) Người mua không thể chỉ định một người chuyên chở hoặc người khác theo như mục A2 hoặc thông báo cho người bán ; hoặc

b) Người chuyên chở hoặc người khác do người mua chỉ định (a) đã không nhận được hàng, người mua sẽ chịu mọi rủi ro và chi phí liên quan đến việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc giao hàng, với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.

3. Vận tải

Người mua tự ký kết hợp đồng vận tải hoặc sắp xếp việc vận tải với chi phí do mình chịu để vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng, trừ khi hợp đồng vận chuyển được ký kết bởi người mua .

4. Bảo hiểm

Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm.

5. Bằng chứng của việc giao hàng

Người mua phải chấp nhận các bằng chứng, chứng từ chứng minh rằng hàng hóa đã được giao. Nếu các bên đã thỏa thuận, người mua phải chịu rủi ro và chi phí để chỉ định người chuyên chở phát hành cho người bán một chứng từ vận tải chứng minh rằng hàng hóa đã được xếp lên tàu (ví dụ như là vận đơn có dấu On-board)

6. Kiểm tra- Đóng góp, bao kì- Ký mã hiệu

Người mua không có nghĩa vụ gì với người bán.

7. Thông báo với người bán

Người mua phải thông báo cho người bán về:

a) Danh tính của người chuyên chở hay người khác do mình chỉ định để nhận hàng trong một khoảng thời gian phù hợp để người bán có thể sắp xếp việc giao hàng ;

b) Thời điểm nhận hàng nếu người mua xác định nhận hàng vào một thời điểm nhất định thuộc khoảng thời gian đã định đề người chuyên chở hoặc người khác do mình chỉ định có thể nhận hàng;

c) Phương tiện chuyên chở được sử dụng bởi người chuyên chở hoặc người khác do mình chỉ định; và

d) Địa điểm chính xác mà người mua muốn nhận hàng, thuộc nơi giao hàng mà hai bên đã thỏa thuận.

Xem thêm 

E-logistics là gì? Những lợi ích và xu hướng của e-logistics tại Việt Nam

Gửi lá hương thảo đi Pháp nhanh chóng

Dịch vụ khai báo hải quan Công ty vận tải Đông Dương 

Dịch vụ thông quan hàng hóa nhanh, tiết kiệm 

Rate this post