Vietjet cách mạng trải nghiệm bay với hướng dẫn viên ảo đầu tiên
Hãng hàng không Vietjet vừa tạo nên một bước đột phá mới trong ngành hàng không Việt Nam khi lần đầu tiên giới thiệu hướng dẫn viên ảo trên các chuyến bay của mình.
Sự xuất hiện của những nhân vật 3D sống động không chỉ mang đến trải nghiệm mới lạ cho hành khách mà còn đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình số hóa của hãng hàng không này.
Giới thiệu
Vietjet tái hiện hình ảnh chim công trên tàu bay và sân bay Ấn Độ như một tiếp viên ảo, truyền thông điệp bảo vệ động vật, môi trường.
Hình ảnh Công điệu đà lần đầu tiên xuất hiện trên tàu bay Vietjet ở độ cao 10.000 m qua công nghệ hologram.
Chim công là quốc điểu của Ấn Độ, biểu trưng cho sự kiêu hãnh, sung túc, thịnh vượng, mang vẻ đẹp của sự hài hoà, điềm lành.
Tại sân bay Mumbai (Ấn Độ), công nghệ AR của Vietjet giúp chim công xuất hiện chân thực. Nhiều hành khách thích thú chụp ảnh check-in với nhân vật này.
Hướng dẫn
Chỉ cần quét mã QR hoặc truy cập vào website, chú chim công sẽ xuất hiện trong khung cảnh thực.
Hướng dẫn viên ảo từ Vietjet biết khoe dáng để selfie cùng hành khách, giới thiệu về bản thân và truyền tải thông điệp bảo vệ động vật hoang dã.
Thành tựu
Sau sự xuất hiện của Công điệu đà, Vietjet sẽ tiếp tục giới thiệu những hướng dẫn viên ảo trên các chuyến bay là Panda bầu bĩnh, Voi vui vẻ và Koala bộ lạc.
Đơn vị kỳ vọng lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật hoang dã vì một hành tinh xanh. Hoạt động nằm trong chuỗi chương trình Vạn dặm bay kỳ thú của hãng.
Nhiều năm qua, Vietjet góp phần hiện thực hóa giấc mơ bay cho hàng trăm triệu hành khách. Hãng phát triển theo hướng bền vững với các mục tiêu ESG (môi trường, xã hội và quản trị).
Vietjet sở hữu đội tàu bay hiện đại với khả năng tiết kiệm nhiên liệu lên đến 20%.
Đơn vị sử dụng các trang thiết bị thân thiện với môi trường, tối ưu cấu hình tàu bay, sử dụng vé điện tử thay cho vé giấy, giúp tiết giảm lượng khí thải và tiếng ồn, góp phần nâng cao trải nghiệm bay cho hành khách.
Các hoạt động hướng đến mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050.