Nội Dung
Nỗi ám ảnh chim va máy bay sau vụ tai nạn của Jeju Air
Ngày 7-1, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc (MOLIT) họp báo công bố nguyên nhân tai nạn của máy bay thuộc Hãng hàng không Jeju Air hôm 29-12-2024.
Theo đó, va chạm với chim được chỉ ra là nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn, dựa trên tín hiệu “mayday” (tín hiệu cấp cứu) của phi công và lời khai của các thành viên phi hành đoàn còn sống sót.
Sự việc một lần nữa cho thấy mối nguy hiểm của chim trời đối với máy bay, nhất là khi chim bị hút vào động cơ máy bay.
Chim va máy bay, lực mạnh cỡ nào?
Va chạm giữa chim và máy bay, thường được gọi là “bird strike”, là một vấn đề nghiêm trọng trong ngành hàng không, ảnh hưởng đến an toàn bay và gây thiệt hại kinh tế đáng kể.
Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Journal of Wildlife Management, khi một con chim va chạm với máy bay, động năng của nó được truyền trực tiếp lên cấu trúc máy bay. Động năng này được tính theo công thức: Ek= 1/2 mv2.
Trong công thức trên, Ek là động năng, m là khối lượng của chim và v là vận tốc tương đối giữa chim và máy bay.
Do vận tốc được bình phương trong công thức nên tốc độ của máy bay (ảnh hưởng đến vận tốc tương đối giữa chim và máy bay) đóng vai trò quan trọng trong mức độ nghiêm trọng của va chạm.
Mối nguy hiểm với ngành hàng không
“Va chạm với chim là mối nguy hiểm đối với ngành hàng không”, Hassan Shahidi – chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Tổ chức An toàn bay (Flight Safety Foundation) – nhận định. Và mối nguy hiểm này xảy ra không chỉ với máy bay thương mại mà còn với tất cả các loại máy bay khác.
Năm 2023, Cục Hàng không liên bang (FAA) nhận được gần 17.200 báo cáo về các vụ va chạm tại Mỹ hoặc trên các chuyến bay của các hãng hàng không Mỹ ở sân bay nước ngoài.
Tuy nhiên, dữ liệu của FAA cho thấy chỉ một tỉ lệ nhỏ trong các sự cố này là để lại thiệt hại.
Nội bài Expess – Đồng hành cùng bạn!!!
Xem thêm:
Kỳ tích Haneda: Bài học sinh tồn trên máy bay
Vận tải hàng không quốc tế đã hồi phục